Bố trí quan sát Thăm_dò_điện_phân_cực_kích_thích

Vào những năm 1970, phương pháp PCKT nhập vào Việt Nam với các bộ máy như ВП-59 (Liên Xô cũ), DGJ-1 (Trung Quốc). Đo đạc thực hiện với dòng phát lớn có công suất cỡ 2 - 4 KVA, việc đóng chùm cực phát dòng khá rắc rối, nên đã thực hiện với hệ cực gradient trung gian. Điện cực thu là điện cực không phân cực. Định thời cho kỳ phát dòng và các thời điểm đo điện thế bằng đồng hồ bấm giây. Người đo máy dùng chân đóng/cắt công tắc phát dòng rồi đo bằng MiliVolt kế thăm dò thông thường. Các hướng dẫn đo đạc thì khuyến cáo rằng cần dòng phát lớn để mật độ dòng đủ tác động quá trình nạp, và thời gian phát TOn đủ dài (2 đến 16 sec) để nạp điện đủ no. Kết quả thu được là độ phân cực biểu kiến ηK (кажущаяся поляризуемость), ví dụ đo tại t1 và t3 thì ηK = [V(t1) - V(t3)]/V0, tính ra %.[5]

Từ khoảng 1985 các máy tự động và hiện số ra đời, như Terrameter SAS 4000 Resistivity, IP & SP (Thụy Điển), DWJ-2 (Trung Quốc),... phát xung đảo cực, đo đồng thời điện trở suất và độ nạp với nhiều thời điểm sau cắt dòng, và dùng kỹ thuật tích lũy để nâng cao chất lượng đo. Mức dòng phát cho đo đạc cũng giảm về cỡ 1 - 3 Amp.

Hiện nay các máy đều đo đồng thời điện trở suất và độ nạp, tự động điều hành bằng máy tính PC, làm việc với hệ thống đa cực. Chương trình điều hành đo sẽ căn theo chỉ định hệ điện cực đo, chọn ra số cực phù hợp, đo quét dọc chặng và từ "kích thước thiết bị" nhỏ đến lớn nhất có thể.

Các máy có chức năng đo PCKT trong miền thời gian thường hay đưa chỉ tiêu kỹ thuật Độ dài xung phát TOn (Pulse Duration), ví dụ Syscal Pro (IRIS Instruments, Pháp): 0.2 đến 8 s; máy TQ (DZD-6A): 1 đến 16 s; Terrameter SAS 4000: 0.1 đến 4 s,... Số khác lại đưa theo chu kỳ làm việc T, như SuperSting R8/IP (Advanced Geosciences, Inc., Mỹ): IP cycle times 0.5 đến 8 s.

Cách thức đo của các máy trong miền thời gian cũng có chút khác nhau, trong đó một số máy đo trị tích phân (Integral) trong khoảng thời gian định trước.

Vì điện cực không phân cực không dùng được cho phát dòng, nên trong hệ thống đa cực phải dùng điện cực bạch kim, là loại có điện thế tự phân cực thấp nhất trong nhóm kim loại. Đo PCKT cần tỷ mỷ và lâu hơn chỉ đo điện trở, vì phải dùng dòng phát lớn hơn và thời gian đo dài hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thăm_dò_điện_phân_cực_kích_thích http://www.agiusa.com/supersting.shtml http://www.iris-instruments.com/Pdf%20file/SyscalP... http://ivyzhang918.en.made-in-china.com/product/UM... http://mountsopris.com/items/ql40-ip-induced-polar... http://www.tomoquest.com/attachments/File/EEG_Elec... http://www.engr.uconn.edu/~lanbo/G228378Lect05IPNM... http://www.epa.gov/esd/cmb/GeophysicsWebsite/pages... http://www.abem.se/resistivity/sas1000.htm http://dgmv.gov.vn/index.php/gioi-thieu-don-vi/lie... http://igp-vast.vn/index.php/vi